Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2022

Tết cổ truyền, nét đẹp văn hóa và tinh thần người Việt, tấm gương phản chiếu bản sắc Việt Nam

Hình ảnh
Từ Tết là âm Hán Việt cổ, do chữ “Tiết” mà thành. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”, người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên. Đông Á thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau, ứng với mỗi tiết có một thời khắc giao thời, trong đó tiết quan trọng nhất là Tiết Nguyên Đán. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi tháng đầu năm theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng tức tháng Dần, nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Chạp tức tháng Sửu, nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Mười Một tức tháng Tý. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào tháng Giêng. Về sau Tần Thủy Hoàng lại đổi sang tháng Mười. Thời Hán Vũ Đế đặt lại ngày Tết vào tháng Giêng, cho đến nay không ...