Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2024

Lễ cúng ông Táo là gì, vào ngày nào trong năm?

Hình ảnh
Hàng năm, theo quan niệm của người Việt thì đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.

Tết Trung thu là gì, vào ngày nào trong năm?

Hình ảnh
Tết Trung thu còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, là một lễ hội truyền thống được kỉ niệm ở văn hóa của Việt Nam. Một văn hoá lâu đời từ Trung Quốc nhưng đến hiện tại đã phát triển thành ngày trẻ em của Việt Nam. Vào ngày lễ này, các gia đình thường ăn bánh nướng, bánh dẻo, uống trà hoặc rượu, trẻ em thì đeo mặt nạ, rước đèn lồng. Cúng rằm cũng là một hoạt động trong ngày lễ này. Lễ hội Trung Thu có lịch sử hơn 3.000 năm, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch của lịch Trung Quốc, khi trăng tròn vào ban đêm, tương ứng với giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 trong lịch Gregory. Vào ngày này, người Trung Quốc tin rằng Mặt trăng sáng nhất và tròn nhất, trùng với thời điểm thu hoạch giữa mùa Thu.

Lễ Vu lan là gì, vào ngày nào trong năm?

Hình ảnh
Vu lan còn được gọi là Lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Việt Nam, Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào tháng 7 âm lịch, người Việt Nam và người Trung Quốc theo phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện. Ở Việt Nam, tháng 7 âm lịch cũng bị nhiều coi là thời gian xui xẻo nhất trong năm và phải kiêng kỵ nhiều thứ. Có ý kiến cho rằng quan niệm này không có trong phong tục của người Việt.

Tết Đoan Ngọ là gì, vào ngày nào trong năm?

Hình ảnh
Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương nhằm ngày 5 tháng 5 Âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều, và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Lễ Phục Sinh là gì, vào ngày nào trong năm?

Hình ảnh
Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo. Thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện chết và Phục sinh của Giê-su từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá, được người Kitô hữu tin là đã xảy ra vào khoảng năm 30 đến năm 33. Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài đúng 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống.

Lễ Phật Đản là gì, vào ngày nào trong năm?

Hình ảnh
Phật Đản (nghĩa là ngày sinh của đức Phật) hay là Vesak theo tiếng Phạn, là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 hàng năm, tùy theo quốc gia. Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Hán truyền, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tạng truyền thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Ngày lễ Phật Đản, hay lễ Vesak, Tam Hiệp, được kỷ niệm vào các ngày khác nhau tùy theo quốc gia.

Tết Hàn thực là gì, vào ngày nào trong năm?

Hình ảnh
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh". Ngày tết truyền thống này xuất hiện sớm tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới. Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay (ở Trung Quốc nấu chè trôi nước), nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên.

Tết Nguyên tiêu là gì, vào ngày nào trong năm?

Hình ảnh
Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên hoặc Rằm Tháng Giêng là ngày lễ hội truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng Âm lịch.

Lưu bút ngày xanh, buồn vui tuổi hồn nhiên tinh nghịch

Hình ảnh
Tia nắng nhỏ xuyên qua cành phượng nhỏ, vương trên trang lưu bút những cảm xúc học trò, cho ai đó còn băn khoăn nuối tiếc, lặng lẽ để cảm xúc ngập tràn khi ngắm chiếc ghế sân trường nhạt màu với thời gian! Thời gian trôi qua mau, ngày cuối cùng của năm học đã đến, để lại phía sau những tháng năm êm đềm biết bao kỷ niệm, học trò căng thẳng với kỳ thi phía trước vẫn thấy trùng lòng khi hoài niệm những buồn vui! Buổi học cuối của năm học, vào lớp thấy hẫng lòng bởi mai này, trong lớp học này sẽ vắng tênh bạn bè, sẽ không còn được thấy những ồn ào, lo âu, nghịch ngợm. Không còn những lần thót tim nhìn theo cái bút của thầy rê rê trên danh sách lớp giờ kiểm tra miệng, không còn cảm giác lên bảng vừa ấp úng vừa lén nhìn xuống xem có đứa nào ra hiệu được tí gì không. Sau kỳ thi sẽ được ngủ đã đời nhưng cảm giác không sung sướng bằng giấc ngủ khi nhận được tin nhắn nghỉ học. Rồi sẽ không còn thấy cảnh cả lớp hò reo vì thầy cô ốm nên được nghỉ tiết mặc cho lớp trưởng gào thét liên hồi, để hôm s...

Chia tay mái trường ngày hạ cuối, thời gian ơi xin ngừng trôi

Hình ảnh
Rồi thấy nắng vàng chói chang đổ xuống sân trường, làm sáng bừng lên cả một khoảng không gian trẻ đầy nhiệt huyết với những ước mơ lớn về tương lai; nắng cũng tách riêng một khoảng trời lặng lẽ hoài niệm trên những bức tường xám rêu phong, báo hiệu những ngày xanh của thời áo trắng vô tư đang xa dần! Thời gian như trôi qua mau hơn làm học trò cuối cấp lại càng thêm phần ngẩn ngơ, thế là mình đã lớn hơn và sắp chia tay mái trường. Mùa hạ, mùa thi, mùa chia ly nên tiếng ve thêm sầu, phượng thêm đỏ hơn trong những ngày cả lớp ở bên nhau, và tâm sự của mùa hạ cuối càng thêm thổn thức. Đứa nào cũng lớn hơn, chững chạc hơn, suy nghĩ về tương lai rõ ràng hơn, nhưng sao vẫn ước cho thời gian đừng trôi nữa để tuổi hồn nhiên không gửi lại góc sân trường, rồi chỉ ngày mai thôi mỗi đứa một phương không biết có ngày nào được gặp lại đông đủ. Học trò cuối cấp vừa hối hả chuẩn bị cho kỳ thi cam go vừa tranh thủ cùng nhau nhớ lại những kỷ niệm, vừa thẫn thờ viết lưu bút cho nhau! Kỷ niệm làm chông chê...

Bồi hồi ngắm những món đồ “huyền thoại” của thế hệ học trò 7x, 8x

Hình ảnh
Dù có thành đạt hay không thì thế hệ 7X, 8X vẫn không bao giờ quên những tháng ngày cắp sách đến trường. Tuổi học sinh vô tư, hồn nhiên, trong trẻo. Ngắm lại những món đồ này, không ít người hồi tưởng về một “tuổi thơ dữ dội”. Đó là những thứ rất đỗi quen thuộc, giản dị, đi cùng năm tháng. Ta đang ngẩn ngơ hoài niệm bỗng thấy Bụt hiện lên, cười và nói: “Bụt cho con 1 món đồ thuở học trò xưa, chỉ 1 món thôi tùy con lựa chọn”. Và rồi trên lớp hoa xoan li ti nở sớm theo gió lạnh phủ hiên nhà, Bụt để ra cơ man nào là kỷ niệm, ta sững người nhìn mà nước mắt muốn trào dâng. Dù những người ham chơi hay ham học thì trong cặp bao giờ cũng có vài tập vở Bãi Bằng trong cặp. Có học sinh nào cẩn thận hơn thì dùng giấy báo bọc và dán nhãn vở, ghi họ tên đầy đủ. Ta muốn chọn chiếc bút chì và cục tẩy hai màu xanh đỏ, nhưng chỉ được vài hôm đã bị lem nhem. Ta muốn chọn chiếc bút máy phải bóp ống để hút mực, dùng lâu ngòi tòe ra làm nét chữ thêm đậm, thỉnh thoảng bị tắc lại vẩy vẩy dính đầy cả ống quần...

Quà vặt tuổi thơ khiến ta quay quắt nhớ những tiếng rao xưa

Hình ảnh
Âm thanh thần kỳ giúp ta thỉnh thoảng được sống lại những ngày tháng êm đềm của tuổi thơ chính là những tiếng rao. Lẩn khuất trong ký ức, âm thanh đậm đà nhớ mãi từ cái thủa hồn nhiên rong chơi ấy cứ lao xao trở về, rồi bất chợt nở bung cảm xúc khi ta vô tình nghe đúng tiếng rao xưa. Ngày xưa ấy, ta cùng lũ bạn chạy theo một chiếc xe bán kem, thèm lắm nhưng chẳng đứa nào có tiền mà mua. Một lũ lau nhau chỉ biết chạy theo, có đứa lếch thếch vẹo hông sang một bên vì bế em, thỉnh thoảng có đứa kiếm được một vài cái dép nhựa cáu bẩn đất bờ rào hoặc những mảnh đồng nhôm sắt vụn gom mãi mới đổi được một que kem, lũ bạn không chạy theo chú bán kem nữa mà xúm quanh nịnh nọt nó cho mút một tí, một tí thôi nhưng hít hà mãi vì cái lạnh và ngon của cây kem chỉ là nước đá pha ít đường đỏ. Rồi trưa hôm sau lại chạy theo chú bán kem đang vừa đạp xe chậm chậm vừa bóp quả bóng có gắn cái còi thay cho tiếng rao: Kemmm... múttt... Tuổi thơ của mỗi người đều được đắm mình trong nhữ...

Những món thần thánh “ăn kèm roi” của tuổi thơ 7x, 8x, 9x

Hình ảnh
Ai cũng có tuổi thơ để quay về trong hoài niệm, để trào dâng cảm xúc với những ngây thơ, với cánh diều phơi nắng và những buổi chiều tắm mưa trong tiếng cười giòn giã. Tuổi thơ chưa biết lo toan, chỉ có những niềm vui giản dị, những trò chơi mà lớn lên nghĩ lại vẫn tưởng như vừa mới chơi hôm qua thôi. Tuổi thơ 8x, 9x trở về trước không chỉ thèm ăn, thèm chơi mà còn thèm vừa ăn vừa chơi, vừa nghịch nữa. Trò nghịch hồi hộp nhất là những lần đi hái trộm hoa quả rồi vừa hí hửng chia nhau ăn vừa nơm nớp sợ bị phát hiện, đến nỗi mấy ngày sau nhìn thấy chủ nhà từ xa phải len lén đi vòng ngõ khác. Thuở ấy không xúng xính áo quần, cặp sách, đồ chơi; thuở ấy cũng không có nhiều món ăn ngon, nhưng có những món đồ chơi tự chế, có những ngày lén trèo héo trái mít non chát lè, nhưng có thêm mấy cái lá mít cuộn đựng muối ớt rồi thì vừa ăn vừa xuýt xoa làm cái vị cay bùi chát ấy mãi theo ta đến khi trưởng thành. Như mới hôm qua thôi, buổi chiều nắng hanh hao rủ nhau đá bóng, đội nào thắng được nhận ph...